top of page
Rechercher
Photo du rédacteursudungprogram software

Chia sẻ tài liệu lập trình C# cơ bản đến nâng cao cho người mới

Dernière mise à jour : 2 nov. 2018

Những người mới bước vào ngành lập trình Csharp sẽ rất khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu học tập chất lượng. Bài viết sau cung cấp kiến thức về tài liệu lập trình C# tiếng Việt. Nó là nguồn bổ sung tài liệu tổng quát về ngôn ngữ lập trình C# cơ bản đến nâng cao.

1/ Lập trình .NET (C#)

.NET là nền tảng cho phép phát triển những ứng dụng mới hoàn toàn trên cả hai môi trường Win và Web. Khi sử dụng .NET, đòi hỏi phải sử dụng một ngôn ngữ để khai thác hết sức mạnh của nó.

C# là một ngôn ngữ mạnh, được biên dịch và thực thi dựa trên nền tảng .NET của Microsoft. C# được phát triển từ C/C++ và giữ nguyên tên trong gia đình C, ký tự # được sử dụng như một sự khẳng định về tính sắc bén của ngôn ngữ này, do đó C# được phát âm là C sharp.


Lập trình C#
Lập trình C#

2/ Lập trình C# cơ bản đến nâng cao

Cấu trúc lập trình C# căn bản

Hello World là chương trình đầu tiên để mở đầu cho việc học một ngôn ngữ lập trình nào đó. Với C# cũng thế, hãy bắt đầu với ứng dụng “C# Hello World”


Học lập trình C#
Học lập trình C#

Tiếp cận C# trong lập trình C# căn bản

  • Khai báo biến trong C#

Các biến trong C# được khai báo theo công thức: Access Modifier - DataType - VariableName. Trong đó:

Access Modifier: xác định ưu tiên truy xuất tới biến

Datatype: định nghĩa kiểu lưu trữ dữ liệu của biến

Variable Name: là tên biến

  • Kiểu dữ liệu trong C#

Các kiểu dữ liệu được sử dụng trong ngôn ngữ C# được mô tả như sau:

object: Kiểu dữ liệu cơ bản của tất cả các kiểu khác.

string: Được sử dụng để lưu trữ những giá trị kiểu chữ cho biến

int: Sử dụng để lưu trữ giá trị kiểu số nguyên

byte: sử dụng để lưu trữ giá byte

float: Sử dụng để lưu trữ giá trị số thực

bool: Cho phép một biến lưu trữ giá trị đúng hoặc sai

char: Cho phép một biến lưu trữ một ký tự

  • Input/Output trong C# căn bản

Input /output trong C# được thực hiện thông qua việc sử dụng hàm của lớp Console trong namespace System. Hai hàm thường sử dụng nhất cho thao tác Input/Output là: Console.WriteLine() và Console.ReadLine(). Trong đó:

Console.WriteLine(): được sử dụng để xuất hiện kết quả

Console.ReadLine(): được sử dụng để đọc kết quả nhận vào.

  • Cấu trúc điều khiển trong lập trình C#: C# cung cấp hai cấu trúc điều khiển thực hiện việc lựa chọn điều kiện thực thi chương trình

Cấu trúc if trong C# được mô tả: if (biểu thức điều kiện). Cụ thể: {// câu lệnh thực thi nếu biểu thức điều kiện đúng}[else{// câu lệnh thực thi nếu biểu thức điều kiện sai}]

Cấu trúc switch … case như sau: // switch ... case switch (variable){ case value: Câu lệnh thực thi break. Trong đó:

case value: Câu lệnh thực thi break;

case value: Câu lệnh thực thi break

default: Câu lệnh thực thi break;}

  • Cấu trúc vòng lặp trong lập trình C#: C# cung cấp các cấu trúc vòng lặp chương trình

Vòng lặp While thực thi câu lệnh hoặc một loạt những câu lệnh đến khi điều kiện không được thỏa mãn. Cấu trúc vòng lặp while: while (condition){// câu lệnh}

Vòng lặp do thực thi câu lệnh ít nhất một lần đến khi điều kiện không được thỏa mãn. Cấu trúc vòng lặp while do {// câu lệnh}while(condition)

Vòng lặp for: for (initialization; condition; increment/decrement){//thực thi câu lệnh}

Vòng lặp foreach: for (initialization; condition; increment / decrement){// thực thi câu lệnh}

  • Arrays - Mảng trong C#

Mảng là một nhóm những biến có cùng một kiểu dữ liệu. Những biến này được lưu trữ trong bộ những vùng bộ nhớ kế tiếp do đó mảng cho phép truy xuất và thực thi đến từng phần tử trong mảng.

Công thức khai báo một mảng như sau: Datatype [] variableName = new Datatype [number of elements]. Trong đó:

number of elements: là số phần tử của mảng

Datatype là kiểu dữ liệu mà mảng lưu trữ

variable Name: là tên mảng.

Hiện thực khái niệm hướng đối tượng (OOP) trong C#


Học lập trình C# cơ bản đến nâng cao
Học lập trình C# cơ bản đến nâng cao

  • Lớp (class) trong C#

Một Class là một khái niệm mô tả cho những thực thể có chung tính chất và hành vi. Do đó có thể nói Class là một khuôn mẫu cho các đối tượng. Công thức để tạo một class Access Modifier class className {// thân class}

  • Đối tượng (Objects)

Đối tượng là một đại diện, hay có thể nói là một sản phẩm của một class. Tất cả các đối tượng đều có chung những thuộc tính và hành vi mà class định nghĩa. Cách tạo đối tượng giống như cách tạo một biến có kiểu dữ liệu là Class. Access Modifier ClassName ObjectName = new ClassName();

  • Ưu điểm của việc sử dụng Class và Đối tượng

Có một số những ưu điểm của việc sử dụng Class và đối tượng trong phát triển phần mềm. Những ưu điểm nổi bật nhất được liệt kê như sau:

Duy trì code bằng việc mô hình hóa

Đóng gói những sự phức tạp trong mã lệnh từ người dùng

Khả năng sử dụng lại

Cung cấp đơn kế thừa để thực thi nhiều phương thức.

  • Hàm tạo (Constructors) và hàm hủy (Destructors) trong C#

Constructors là những hàm đặc biệt cho phép thực thi, điều khiển chương trình ngay khi khởi tạo đối tượng. Trong C#, Constructors có tên giống như tên của Class và không trả lại giá trị.

Destructors là một hàm đặc biệt được sử dụng để làm sạch bộ nhớ. Cách khai báo giống như Constructor nhưng không có tham số và được bắt đầu bằng dấu “~”.

Function Overloading dựa trên kiểu giá trị tham số truyền vào. Method Overloading xuất hiện khi trong một class có từ hai hàm có cùng tên. Có hai kiểu Method Overloading:

  • Thừa kế trong C#

Một trong những ưu điểm nổi bật của lập trình hướng đối tượng đó là thừa kế, đó là sự sử dụng lại những thuộc tính và hành vi của một lớp. Có hai kiểu kế thừa trong lập trình, đơn kế thừa và đa kế thừa. C# cung cấp mô hình đơn kế thừa.

  • Overriding, Polymorphism trong C#

Nếu một hàm được định nghĩa trong lớp con có cùng tên, kiểu với hàm trong lớp cha, khi ấy hàm trong lớp con sẽ overrides (làm ẩn) hàm trong lớp cha. Đó được gọi là overriding.

Polymorphism không chỉ đơn giản là overriding, mà nó là overriding thông minh. Khác biệt giữa Overriding và Polymorphism đó là trong Polymorphism, sự quyết định gọi hàm được thực hiện khi chương trình chạy.

  • Namespaces

Namespace là một gói những thực thể có thuộc tính và hành vi độc lập với bên ngoài. Những ưu điểm của namespace là: Tránh được sự trùng lặp tên giữa các class; Cho phép tổ chức mã nguồn một cách có khoa học và hợp lý.

Khai báo một Namespace: Namespace Name{// nơi chứa đựng tất cả các class}. Trong đó:

Namespace: là từ khóa khai báo một NameSpace

Namespace Name: là tên của một Namespace

  • Enumerator trong C#

Enums là một loạt tên của những hằng số. Được sử dụng để định nghĩa những kiểu dữ liệu có một loạt những giá trị xác định.

>>Xem thêm:

Ngôn ngữ lập trình cobol - Giới thiệu về ngôn ngữ lập trình cobol.

Các phần mềm máy tính văn phòng - Dân văn phòng nên tìm hiểu.

Trên đây là tài liệu khái quát về lập trình C# từ cơ bản đến nâng cao. Mong rằng nó là nguồn tài liệu bổ ích cho các bạn.

368 vues0 commentaire

Comentarios


bottom of page